>> 9 nước cờ cơ bản người mới chơi cờ tướng cần biết
>> 6 sai lầm người mới đánh cờ tướng cần tránh
1. Phản công Mã
Phản công mã, hay còn gọi là “Phản cung mã”, “Giáp pháo bình phong”, “Bán bích sơn hà”, “Nửa cõi sơn hà”. Trong thế cờ này, hai Mã lên giữ chính diện nhưng có một con Pháo trước đó vào trong. Pháo giữ Mã, Sĩ giữ Pháo, Xe giữ Mã kia. Đây là thế trận thông dụng nhất vì nó linh hoạt, linh động, đối công và tranh tiên quyết liệt, có thể dễ dàng chuyển đổi thế trận, thế trận liền lạc, các quân đều có căn, quân này bảo vệ quân kia, phòng ngự chặt, phản công nhanh. thuận lợi cho phục kích, du kích chiến, bẫy, bắt chết quân địch, và có những miếng đánh hiểm hóc bất ngờ.
2. Bình phong Mã
Bình phong mã là thế cờ khai cuộc mà hai mã lên giữ chốt đầu, bảo vệ chặt chẽ trung lộ. Đây được cho là thế trận chống Pháo Đầu tốt nhất và là thế trận ổn định nhất. Trong các giải lớn cấp quốc gia, quốc tế, Bình phong mã đều được dùng với số lượng cao, tỷ lệ cao, nhiều hơn nhiều so với loại khai cuộc khác.
3. Thuận Pháo
Khi đối thủ vào Pháo Đầu, người chơi cũng vào Pháo Đầu cùng chiều, thì đó gọi là “thuận pháo” hoặc “pháo thuận”. Bên Trung Quốc gọi là “thuận thủ pháo”. Thay vì lên Mã giữ Chốt đầu, thì bên Hậu cũng đưa Pháo vào giữa, dụ đối thủ dùng Pháo ăn Chốt đầu. Nếu đối thủ ăn Chốt đầu thì vi phạm nguyên tắc “chưa triển khai tất cả các quân thì không nên vội tấn công đơn lẻ”, sẽ mất một nước và xuất binh chậm. Bên Hậu thì lợi được 1 nước lên Mã đuổi Pháo, xuất quân nhanh hơn, tranh tiên, phản tiên, và giành lại một nước.
4. Nghịch Pháo
Khi đối thủ vào Pháo đầu mình cũng vào Pháo đầu nhưng khác chiều, trái chiều, thì đó gọi là “nghịch pháo” hoặc “pháo nghịch”. Bên Trung Quốc gọi là “liệt thủ pháo”. Đây là thế khai cuộc phổ biến, nhưng thực tiễn cho thấy Thuận pháo ổn định hơn, còn Nghịch pháo thì thường xảy ra đối công rất mãnh liệt, một thắng một thua, một mất một còn, rất ít khi hòa được.
5. Bán đồ nghịch Pháo
Bán đồ nghịch pháo, thay vì vào Pháo nghịch ngay, thì bên Hậu tấn Mã giữ Chốt giữa, sau đó đưa Pháo qua hà (qua sông) phong Xa (đè Xe), rồi mới đem con Pháo kia vào trung tâm. Thế trận này gọi là “Bán đồ nghịch pháo”. Thế trận Nghịch pháo hiện đại này ổn hơn Nghịch pháo truyền thống cổ điển 1 chút, nhưng cũng đối công, đôi co, tranh hùng sát phạt, công phá lẫn nhau rất dữ dội.
6. Pháo điệp
Điệp pháo hay Pháo điệp là thế cờ thay vì lên Mã bảo vệ Chốt giữ nhiều khai cuộc khác, thì cuộc này lên Pháo giữ Chốt đầu. Đây là 1 khai cuộc giang hồ, dân gian, tài tử, nghiệp dư, ít kỳ thủ chuyên nghiệp nào chơi. Có 2 loại, Tả Điệp Pháo và Hữu Điệp Pháo.
7. Quy Pháo bối
Quy bối pháo hay Pháo lưng rùa, đây cũng là một khai cuộc giang hồ, dân gian, ít kỳ thủ cấp quốc gia hay quốc tế nào chơi. Đưa Pháo xuống cho Xe bảo vệ rồi rình rập ở hàng đó, có tác dụng đuổi Xe rất tốt.
8. Thiên phong Pháo
Thiên phong pháo là thế cờ hơi giống Quy bối pháo nhưng khác ở chỗ là Hậu ra Xe ở hàng 4 hoặc 6 xong rồi mới xuống Pháo. Cũng là khai cuộc dân dã, giang hồ, rất ít thấy trong các giải lớn.
9. Thiết hoạt xa
Thiết hoạt xa là loại khai cuộc mà bên đi Tiên chấp nhận bỏ Mã ngay nước đi đầu tiên (bằng cách đi X1+1 hoặc X9+1), sau đó lợi dụng nước bắt Pháo để giành lấy nước tiên và sở hữu 2 tiên. Có thế công và thế chủ động tốc chiến. Tuy nhiên đây là lối chơi ăn thua đủ, thắng nhanh mà thua cũng nhanh, không có hòa, và thường là tiên thua vì không đủ bù đắp sự hao hụt về chất, về lực, về quân số. Cho nên thế trận khai cuộc này ít thấy chơi ngoài đời, chỉ tồn tại trên lý thuyết, sách cờ, Internet, và các trận đấu biểu diễn, hiếm thấy trong các giải cờ nghiêm túc.
10. Uyên ương Pháo
Uyên Ương pháo, hay còn gọi là “Tây Tạng quyền”, là khai cuộc cổ truyền của người Tây Tạng, hay được chơi ở xứ Tây Tạng thần bí. Điểm đặc dị của nó khác với các loại khai cuộc khác là nó không ra Xe giữ Pháo, và nó lên Xe 2 bước để giữ Pháo, để rồi tìm cách hạ còn Pháo bên kia xuống 1 bước rồi mưu đồ chuyển 2 con Pháo sang 1 phía vừa thủ kỹ vừa đuổi Xe trở vào, hoặc ko cho Xe bên Tiên xuất ra. Khai cuộc này nửa giang hồ, nửa chuyên môn. Thỉnh thoảng cũng được dùng trong các giải cao cấp, cấp quốc gia, cấp quốc tế, nhưng không thường xuyên, không nhiều..